Chỉ số NAV trong chứng khoán là gì? Cách tính chỉ số NAV?

Với một người chuyên về làm chứng khoán thì chắc hẳn chỉ số Nav đã không còn xa lạ nữa. Nhưng đối với những người mới tìm hiểu thì việc phải hiểu về nghĩa cũng như các cách thức để giúp nâng cao hay hạ chỉ số Nav là một vấn đề cần được quan tâm. Cùng tìm hiểu về bài viết chỉ số nav là gì để có thể hiểu cận kẻ hơn nhé.

Chỉ số NAV trong chứng khoán là gì?

Chỉ số NAV (Net Asset value) là chỉ số giá trị sản thuần chúng bao gồm: vốn cổ đông hay còn gọi là vốn điều lệ, vốn được hình hành từ lợi nhuận để lại và loại vốn phát hành cổ phiếu.

Chỉ số NAV trong chứng khoán
Chỉ số NAV trong chứng khoán

Một công ty nguồn vốn của nó sẽ bao gồm vốn cổ đông và nguồn vốn vay và nguồn vốn của cổ đông đóng góp lại chính là chỉ số NAV. Chúng ta có thể hiểu như vậy. Bề ngoài của một công ty đồ sộ và rất lớn nhưng không có nghĩa là bản chất vốn bên trong của nó cũng lớn mà có thể phần vốn đi vay sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nguồn vốn sẵn có.

[wpsm_ads1]

Cách tính chỉ số NAV như thế nào?

Cách tính chỉ số này cũng khá đơn giản chỉ cần lấy tổng giá trị vốn sở hữu nó chính là tổng tài sản – nợ- chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiền : cho tổng số cổ phiếu đã phát hành. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số NAV này để phân biệt bề ngoài và bản chất thực sự bên trong của công ty.

cach-tinh-chi-so-nav
Cách tính chỉ số NAV

Giá trị tài sản thuần NAV bao gồm:

  • Vốn cổ động (vốn điều lệ) vốn hình thành từ lợi nhuận để lại.
  • Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá (Share Premium) lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.

Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.

Chỉ số NAV trong chứng khoán có ý nghĩa gì?

Thông qua chỉ số NAV giúp cho các nhà đầu tư xem xét và suy nghĩ trước khi quyết định có nên đầu tư cổ phiếu vào hệ thống công ty hay không, chỉ số NAV này sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá công ty ở những mặt sau:

  • Nếu công ty đã phát hành cổ phiếu với mệnh giá 100.000 đồng nhưng NAV là 120.000 thì công ty đó đã có tích lũy vốn để có thể sản xuất từ các nguồn lợi nhuận chính. Vì vậy các nhà đầu tư có thể yên tâm mua cổ phần với mệnh giá 120.000 đồng. Giá trị của cổ phiếu đúng với giá trị thật trên giấy tờ số sách của công ty.
  • Trong trường hợp NAV của công ty đang là 120.000 đồng nhưng lợi nhuận rất cao thì nhà đầu tư có thể bỏ số tiền cao hơn NAV để có thể tăng thêm lợi nhận và khi đầu tư vào sẽ nhanh có lời hơn.
  • Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty đang bị lỗ vốn số vốn và đã đi vay nhiều hơn chỉ số NAV hiện có. Thì bạn nên suy nghĩ lại việc mua cổ phiếu ở những công ty như vậy. Vì khả năng gặp những rủi ro rất lớn, không nên chỉ vì lợi nhuận mà bỏ qua những mức rủi ro có thể gặp trước mắt.

Làm thế nào để kéo thị giá NAV lên?

Việc kéo giá thị giá của Nav lên cao có thể giúp nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định mua cổ phiểu của doanh nghiệp. Và điều đó thúc đẩy giá cổ phiếu ngày càng đi lên.

Ý nghĩa của chỉ số NAV trong chứng khoán
Ý nghĩa của chỉ số NAV trong chứng khoán

Để kéo thị giá của NAV lên chúng ta có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Cách đầu tiên bạnA có thể mua lại những chứng chỉ quỹ trên thị trường như các doanh nghiệp đã niêm yết việc mua cổ phiếu.
  • Cách thứ 2 là VF1 trả mức cổ tức cao hơn 22%.
  • Cuối cùng nếu như 2 phương án trên không thành công thì bạn có thể xin hoán đổi toàn bộ hoặc một phần thành quỹ mở. Đó là những cách kể kéo tỷ giá VAV lên.

Nói tóm lại, NAV là thước đo bảo thủ nhất để nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của công ty theo giá trị thực của công ty đó. Trên thực tế, điều quan trọng nhất vẫn là vấn đề “lợi nhuận” luôn được đặt lên hàng đầu, vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả năng sinh lời của việc sử dụng đồng vốn của công ty.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button