Giải ngân là gì? Thủ tục giải ngân cần những gì?

Một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành ngân hàng, tài chính và kinh doanh là giải ngân. Tuy nhiên đối với những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, việc hiểu thuật ngữ này làm sao cho đúng là một điều không hề dễ dàng.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về giải ngân và những điều cần biết về thủ tục giải ngân. Giúp bạn có những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho việc vay vốn, kinh doanh sau này.

Giải ngân là gì?

Theo cách hiểu thông thường thì giải ngân là việc chi một khoản tiền nào đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được ký kết giữa ngân hàng với người đi vay hoặc giữa một tổ chức cho vay với một cá nhân, tổ chức khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư, xây dựng của người đi vay.

Giải ngân là gì?
Giải ngân là gì?

Việc giải ngân có thể thực hiện 1 lần hoặc chia thành từng lần nhỏ theo đúng thỏa thuận đã được ký kết trước đó. Việc quyết định giải ngân 1 lần hay nhiều lần của tổ chức cho vay phụ thuộc vào đánh giá về tính khả thi của kế hoạch.

Nếu cả hai bên quyết định giải ngân nhiều lần, hợp đồng giải ngân phải ghi rõ số lần, số tiền cụ thể và các yêu cầu hoàn thành dự án để được giải ngân. Người vay có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt hay bằng các hình thức khác như Séc, phiếu mua hàng…

Các hình thức giải ngân thường gặp

Giải ngân phong tỏa

Giải ngân phong tỏa là hình thức ngân hàng giải ngân số tiền mà người mua đề nghị vay cho bên người bán. Tuy nhiên, tại thời điểm này mặc dù bên bán đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng số tiền đó sẽ bị ngân hàng “tạm khóa”, bên bán không được phép rút ra sử dụng mà phải chờ người mua hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.

Giải ngân phong tỏa
Giải ngân phong tỏa

Ưu điểm: Giúp việc sang tên tài sản trở nên đơn giản hơn, hạn chế được một số lỗi thường gặp như: thiếu hồ sơ, kê khai sai thuế,…dẫn đến không được giải ngân. Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác giải ngân.

Nhược điểm: Thời gian xử lý hồ sơ lâu hơn khiến người bán không thoải mái.

Giải ngân không phong tỏa

Giải ngân không phong tỏa là hình thức giải ngân người mua yêu cầu ngân hàng/ tổ chức cho vay giải ngân số tiền đề nghị của người vay cho bên người bán. Trong đó, người bán có thể dễ dàng kiểm tra, rút ra sử dụng sau khi giải ngân.

Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân không phong tỏa

Ưu điểm: Giải ngân nhanh chóng nhất là trong trường hợp người mua cần tiền gấp.

Nhược điểm: Tiềm ẩn nhiều rủi ro khó giải quyết và ít được áp dụng ở những ngân hàng lớn, khoản vay lớn.

Quy trình giải ngân chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Trước khi đến ngân hàng/ cơ quan vay vốn người vay phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết hỗ trợ cho công tác thẩm định của phía cho vay.

Chuẩn bị hồ sơ thủ tục
Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Theo đó, có các loại hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị là:

  • Hồ sơ chứng minh nhân thân.
  • Hồ sơ vay vốn
  • Hồ sơ sử dụng nguồn vốn và hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo.

Tất cả các loại hồ sơ này, khách hàng cung cấp nộp lại cho phía ngân hàng.

Bước 2: Đăng ký, kê khai và xác nhận thông tin

Người đi vay bắt buộc phải đến ngân hàng/ tổ chức vay vốn ngân hàng muốn vay. Đăng ký và nộp các giấy tờ kê khai cần thiết để được xử lí theo nguyện vọng. Các giấy tờ, thông tin kê khai phải đầy đủ, chi tiết và chính xác. Kế hoạch thực hiện dự án phải minh bạch, rõ ràng và có tính khả thi cao.

kê khai thông tin
kê khai thông tin

Bước 3: Thẩm định 

Thẩm định là bước làm việc của các chuyên viên ngân hàng sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng. Theo đó, các chuyên viên ngân hàng sẽ xác định tính chính xác, tính phù hợp của hồ sơ khách hàng. Trường hợp thiếu hồ sơ, chuyên viên có thể yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung.

kê khai thông tin
kê khai thông tin

Bước 4: Phê duyệt và giải ngân

Những hồ sơ đáp ứng đủ các yêu cầu của các chuyên viên thẩm định sẽ được chuyển đến các bộ phận cao hơn ra quyết định phê duyệt cho vay. Dựa vào hồ sơ, các cấp có thẩm quyền sẽ quyết định đồng ý hoặc từ chối và phản hồi hồ sơ của khách hàng

Giải ngân chính là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Lúc này ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho bạn số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã ký kết. Việc giải ngân tiền vay sẽ diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy từng trường hợp vay vốn.

phê duyệt và giải ngân
phê duyệt và giải ngân

Các quy định về giải ngân cần nắm

Thông tư số 21/2017/TT-NHNN đã quy định rất rõ về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Được quy định như sau

Điều 4. Phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

2. Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp:

a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng;

b) Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật;

c) Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.

Điều 5. Phương thức giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt

1. Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong các trường hợp:

a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.

2. Khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết của bên thụ hưởng về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Điều 6. Phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc bằng tiền mặt

Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc bằng tiền mặt trong trường hợp:

1. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền vay ghi trong thỏa thuận cho vay có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

2. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Lưu ý cần biết khi giải ngân

  1. Khách hàng nên cung cấp thông tin chi tiết và trung thực nhất có thể để rút ngắn thời gian thẩm định của ngân hàng.
  2. Trong quá trình thẩm định, nếu khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ thì bước thẩm định sẽ được tiến hành nhanh hơn. Khách hàng có thể chủ động bố trí thời gian gặp mặt trực tiếp và bổ sung hồ sơ kịp thời.
  3. Cố gắng sắp xếp thời gian khi ngân hàng có yêu cầu làm thủ tục để được giải ngân nhanh và tránh để lỡ công việc.
  4. Cần đọc kỹ thông báo cho vay, điều kiện cho vay, các thông tin chi tiết về thời hạn, biên độ, lãi suất… và cần đọc kỹ hợp đồng cho vay trước khi đặt bút ký.
  5. Nên tìm hiểu về vay vốn ngân hàng 1-2 tháng trước thời điểm cần sử dụng vốn để tránh lỡ kế hoạch sau này.

Giải ngân là giai đoạn vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự thành bại trong quá trình vay vốn của khách hàng. Chính vì vậy, khi muốn làm thủ tục vay nợ bạn cần tìm hiểu thật kỹ các vấn đề liên quan đến quá trình vay vốn bao gồm các thủ tục giấy tờ, cách thức vay trả lãi và gốc cũng như các vấn đề liên quan cần thiết hỗ trợ cho quá trình vay vốn. Có như vậy thì các bạn mới có được sự thuận lợi và đạt được mục đích vay vốn của chính mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button