Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu

Đối với việc điều hành, quản lý doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là điều luôn hiện hữu và muốn giúp doanh nghiệp nâng cao vốn chủ sở hữu của mình. Bên cạnh đó là có thể quản lý nguồn vốn này tốt hơn thì bạn nên hiểu hơn về nó và cách tính vốn chủ sở hữu một cách khoa học nhất.

Xem thêm: Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là gì?
Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là gì?

Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là gì?

Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (hay còn gọi là tài sản ròng) là giá trị của một tài sản của doanh nghiệp đã trừ đi tất cả các khoản nợ trên tài sản đó.

Đối với tài chính cá nhân, tài sản ròng được gọi chính xác là giá trị tài sản ròng.

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Có khá nhiều ý nghĩa khác nhau dựa vào ngữ cảnh và loại tài sản này.

Ví dụ một chiếc xe hơi hoặc một căn nhà không có khoản nợ chưa thanh toán hoàn toàn là vốn chủ sở hữu của chủ sở hữu vì họ có thể bán chúng đi và bỏ túi số tiền thu về.

Cổ phiếu là vốn chủ sở hữu vì nó đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty, dù cho quyền sở hữu cổ phiếu trong một công ty hiếm khi đi kèm với các khoản nợ kèm theo.

[wpsm_ads1]

Giá trị căn nhà là vốn chủ sở hữu của bạn nếu như không có kèm theo các khoản nợ phải trả cho nó.

Cách tính vốn chủ sở hữu đơn giản

Chúng ta có thể tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng cách xác định giá trị của nó, bao gồm các tài sản như đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn kho, và các khoản thu nhập khác và sau đó khấu trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.

Công thức tính
Công thức tính

Ví dụ:

Jane điều hành một doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô và cô muốn xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp của mình.

Giá trị tài sản ước tính là 4 triệu đô, tổng giá trị thiết bị nhà máy của cô là 2 triệu đô, giá trị hiện tại của hàng tồn kho và vật tư là 1 triệu đô và giá trị các khoản thu của cô là 1 triệu đô.

Cô cũng đang nợ 1 triệu đô tiền vay để mua đồ cho nhà máy, 500 nghìn đô la tiền lương và 500 nghìn đô la cho một nhà cung cấp phụ tùng cho hàng hóa trước đó đã nhận.

Để tính toán vốn chủ sở hữu của mình, Jane có thể tính như sau:

Vốn chủ sở hữu của Jane = (Tổng giá trị – Tổng nợ phải trả) = (4 + 2 + 1+ 1) – (1+ 0,5 + 0,5) = 8 – 2 = 6 (triệu đô).

Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu của Jane là 6 triệu đô la.

Trong nhiều trường hợp khác, vốn chủ sở hữu có thể âm khi giá trị của tài sản nhỏ hơn số nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân của sự thay đổi có thể bao gồm sự thay đổi trong một tài sản liên quan đến giá trị của các khoán nợ, khấu hao và mua lại cổ phiếu.

Các trạng thái

Vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, chúng ta có thể kể tới như:

Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu công ty. Đây có thể là một công ty tư nhân, gọi là vốn cổ phần tư nhân.
Trên bảng cân đối kế toán của công ty, số tiền đóng góp của chủ sở hữu hoặc cổ đông cộng với khoản thu nhập còn lại (hoặc lỗ). Người ta có thể gọi là cổ phần của cổ đông hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông.

Trong giao dịch ký quỹ, giá trị chứng khoán trong tài khoản ký quỹ trừ đi số tiền mà chủ tài khoản vay từ môi giới.

Trong bất động sản, sự khác biệt giữa giá trị thị trường hiện tại của tài sản và số tiền mà chủ sở hữu vẫn còn nợ trên thế chấp. Đây là số tiền mà chủ sở hữu sẽ nhận được sau khi bán mất động sản và thanh toán bất kì khoản ợ nào. Còn được gọi là giá trị tài sản thực.

Trong chiến lược đầu tư, cổ phiếu là một trong những loại tài sản chủ yếu. Hai loại còn lại là thu nhập cố định (từ trái phiếu) và tiền mặt.

Khi một doanh nghiệp bị phá sản và phải thanh lý, vốn chủ sở hữu là số tiền còn lại sau khi doanh nghiệp trả nợ cho chủ nợ. Lúc này có thể gọi nó là vốn rủi ro hoặc vốn chịu trách nhiệm.

Các loại vốn hữu với loại hình khác nhau

Vốn cổ đông là gì?

Vốn chủ sở hữu của cổ đông đồng nghĩa với vốn chủ sở hữu của cổ đông, nó đại diện cho cổ phần nắm giữ trên sổ sách của các cổ đông của một công ty.

Nó có thể tính toán bằng tổng tài sản của công ty trừ đi tổng nợ phải trả của nó hoặc vốn cổ phần cộng với lợi nhuận giữ lại trừ đi cổ phiếu quỹ.

Chức năng vốn chủ sở hữu của cổ đông là vốn cổ phần của một công ty, được sử dụng để mua tài sản. Vốn chủ sở hữu của cổ đông có 2 nguồn chính là tiền đầu tư ban đầu vào mọt công ty và các khoản đầu tư bổ sung được thực hiện sau này. Nguồn thứ 2 là từ lợi nhuận giữ lại.

Cổ phần tư nhân

Vốn cổ phần tư nhân trái ngược với vốn chủ sở hữu của cổ đông. Nó liên quan đến tài trợ không được ghi nhận trên một sàn giao dịch công cộng.

vốn chủ sở hữu doanh nghiệp
vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu đến từ các quỹ và các nhà đầu tư trực tiếp đầu tư vào các công ty tư nhân hoặc tham gia vào các khoản mua có đòn bẩy của các công ty đại chúng.

Các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức, quỹ hưu trí, các khoản viện trợ đại học và các công ty bảo hiểm.

Vốn chủ sở hữu thương hiệu

Khi xác định tài sản trong tính toán vốn chủ sở hữu, đặc biệt là các tập đoàn lớn, điều quan trọng cần lưu ý là tài sản có thể bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình (danh tiếng và thương hiệu của công ty).

Qua nhiều năm phát triển, thương hiệu của công ty có thể có một giá trị nhất định. Nó được gọi là vốn chủ sở hữu thương hiệu.

Như vậy Tìm coupon đã hướng dẫn giúp bạn một số thuật ngữ về vốn chủ sở hữu và cách tính của loại hình vốn này ra sao. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc gì có thể comment để hiểu hơn về loại hình trên.

Rate this post
Back to top button